29/04/2024

Taiwan Today

Chính trị

Sáng kiến giảm thiểu rác thải tại đảo Tiểu Lưu Cầu được giới thiệu tại Hội đồng Du lịch bền vững toàn cầu (GSTC)

09/12/2019
Diễn đàn hàng năm về Du lịch bền vững toàn cầu của Hội đồng Du lịch bền vững toàn cầu (GSTC) được tổ chức tại Quần đảo Azores, Bồ Đào Nha từ ngày 7/12 - 7/12, Hiệp hội Đảo Lóo-Lóo Yu Đài Loan, Nhóm công tác Hiin studio, Đội ngũ ChingPiao và Hiệp hội Du lịch bền vững Đài Loan (STT) đã đại diện Đài Loan tham dự và giao lưu. Tình nguyện viên Hiệp hội Đảo Lóo-Lóo Yu Đài Loan Lâm Bội Mân (phải) chia sẻ tại Diễn đàn về kế hoạch “Đảo Tiểu Lưu Cầu yêu quý Rùa, giảm thiểu chất thải nhựa” gồm cơ chế về việc trao đồng tiền đổi lấy hàng sau khi làm sạch bãi biển và “Chương trình cho mượn ly dùng nhiều lần” (Ảnh:

 Bà Quách Phù cùng nhiều người đứng ra thành lập doanh nghiệp xã hội, phát hành đồng tiền mua hàng sau khi làm sạch bãi biển, thu hút người dân tham gia công tác làm sạch bãi biển và hỗ trợ thành lập Hiệp hội, giúp 70% cửa hàng địa phương sử dụng ly dùng nhiều lần, đạt được hiệu quả giảm thiểu chất thải nhựa. Thành quả này gần đây đã được đăng tải trên Diễn đàn hàng năm của Hội đồng Du lịch bền vững toàn cầu (Global Sustainable Tourism Council, GSTC).

 Chủ tịch Hiệp hội Du lịch bền vững Đài Loan (Sustainable Travel Taiwan) bà Trần Doanh Khiết trao đổi với ký giả Thông tấn xã CNA: Từ ngày 4/12 đến 7/12, Hội đồng Du lịch bền vững toàn cầu(GSTC)đã tổ chức Diễn đàn hàng năm về Du lịch bền vững toàn cầu tại Quần đảo Azores, Bồ Đào Nha. Lần này Hiệp hội Đảo Lóo-Lóo Yu Đài Loan, Nhóm công tác Hiin studio, Đội ngũ ChingPiao và Hiệp hội Du lịch bền vững Đài Loan được mời đi dự Diễn đàn để chia sẻ kế hoạch hành động “Đảo Tiểu Lưu Cầu yêu quý Rùa, giảm thiểu chất thải nhựa”, liên kết chung với hành động bảo vệ môi tường toàn cầu.

 Bà Trần Doanh Khiết trả lời phỏng vấn cho biết, Đội ngũ của Đảo Tiểu Lưu Cầu cùng với 4 người khác đến dự Diễn đàn, báo cáo chia sẻ kinh nghiệm của Đảo Tiểu Lưu Cầu, bao gồm chi tiết thực hiện Hệ thống về việc cho mượn ly dùng nhiều lần, làm thế nào thu hồi, rửa sạch ly dùng nhiều lần. Ngoài ra, cơ chế về việc trao đồng tiền đổi lấy hàng sau khi làm sạch bãi biển cũng được khen ngợi là cơ chế rất tốt, có thể thu hút người dân tham gia công tác làm sạch bãi biển và còn có sự tham dự của doanh nghiệp địa phương, ngay cả các cửa hàng địa phương đều muốn thu thập, có cửa hàng còn dùng đồng tiền làm sạch bãi biển để đổi lấy nghỉ 1 đêm ở nhà nghỉ địa phương.

 Bà Quách Phù, một trong những thành viên sáng lập doanh nghiệp xã hội - Nhóm công tác Hiin studio - cho biết, bà và những người bạn vì yêu thích sinh thái đại dương, cho nên mới thành lập doanh nghiệp xã hội, hy vọng dùng phương thức hoạt động để thực hiện quan niệm bảo vệ sinh thái. Vào năm 2017, Nhóm công tác Hiin studio hợp tác với nghệ nhân tại địa phương - bà Lâm Bội Du, du nhập kinh nghiệm của Nhật Bản về cơ chế trao đồng tiền đổi lấy hàng sau khi làm sạch bãi biển, và nhặt các mảnh kính không có sắc nhọn, vẽ hình con rùa biển trên đó, cùng với Ban quản lý Khu phong cảnh Quốc gia Đại Bằng phát hành đồng tiền bằng kính để đổi lấy hàng cho những người làm sạch bãi biển.

 Bà Quách Phù nói, du khách và người địa phương tham gia hoạt động làm sạch bãi biển Tiểu Lưu Cầu, với mỗi nhóm gồm từ 3 đến 5 người, nhặt rác biển đạt tới số lượng xếp ở mấy thứ hạng đầu sẽ được trao cho đồng tiền bằng kính để đổi lấy hàng, cũng có thể sử dụng đồng tiền đó để đổi lấy ưu đãi nghỉ 1 đêm ở nhà nghỉ, ăn uống tại nhà nghỉ hoặc cửa hàng ở địa phương, có thể giảm giá 500 Đài tệ trong phí trả nhà nghỉ hoặc là đổi lấy đồ ăn để người dân cùng tham gia vào công tác làm sạch bãi biển.

 Theo số liệu thống kê từ năm 2017-2019, tổng cộng đã làm sạch được12.257,38kg rác và đã thu hút các thầy cô dẫn theo học sinh tới tham gia công tác làm sạch bãi biển, phụ huynh dẫn theo con em hưởng ứng công tác làm sạch bãi biển trong khi du lịch, để việc thực hiện khái niệm bảo vệ môi trường trở thành một khâu trong cuộc sống.

 Đào tạo người địa phương trở thành giảng viên có thể đảm nhiệm hoạt động làm sạch bãi biển, giảm thiểu chất thải nhựa, đồng thời tham dự “Chương cho mượn ly dùng nhiều lần” tức là mượn ly ở nơi A, trả ly ở nơi B, đây là hành động của Sở bảo vệ môi trường trợ cấp cho chính quyền địa phương đẩy mạnh thực thi.
Tại Tiểu Lưu Cầu có khoảng 30 cửa hàng, tức là có hơn 70% cửa hàng hưởng ứng chương trình này. Phương thức vận hành gồm có một chiếc máy rửa ly, mỗi ngày tìm 4 người - 5 người, số lượng ly sử dụng nhiều hơn thì tìm 6 người – 7 người, cùng tiến hành rửa sạch ly. Từ tháng 2 đến tháng 8, trong thời gian hoạt động khoảng 7 tháng, tổng cộng đã cho mượn 20.140 lượt ly dùng nhiều lần, tất cả sử dụng 2800 chiếc ly.
Năm nay có 250 người từ 42 quốc gia đến tham dự Diễn đàn được tổ chức tại châu Á, đây là năm có nhiều người châu Á tham dự nhất so với Diễn đàn những lần trước, những người tham gia diễn đàn đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ và Nhật Bản.
 
(Nguồn tin: TTX CNA)

Đọc nhiều nhất

Tin bài mới