20/05/2024

Taiwan Today

Chính trị

Ủy ban nhân quyền Đài Loan tham dự Hội nghị APF ở Ấn Độ

27/09/2023
Chủ nhiệm Ủy ban Nhân quyền Quốc gia – bà Trần Cúc (thứ 2, từ trái qua) và các quan chức tham dự Hội nghị thường niên của APF (Diễn đàn các Tổ chức Nhân quyền Quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương) diễn ra từ ngày 19/9 đến ngày 23/9/2023 tại New Dehli, Ấn Độ. (Ảnh: Ủy ban Nhân quyền Quốc gia)
 Ủy ban Nhân quyền Quốc gia đã cử một phái đoàn do Chủ nhiệm Trần Cúc dẫn đầu sang dự Hội nghị thường niên và Hội thảo tổ chức 2 năm 1 lần của APF (Diễn đàn các Tổ chức Nhân quyền Quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương) tại New Dehli, Ấn Độ từ ngày 19/9 đến ngày 23/9/2023. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào ngày 1/8/2020, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia nhận lời mời tham dự hội nghị với tư cách quan sát viên.

 Chủ đề của hội thảo lần này là “Kỷ niệm 30 năm thông qua Nguyên tắc Paris và 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (UDHR)” (Celebrating the 30th Anniversary of the adoption of the Paris Principles, along with the 75th Anniversaryof the Universal Declaration of Human Right) với tổng cộng 3 chương trình nghị sự: “Nhìn lại 30 năm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, “Thúc đẩy Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Cam kết tự do, bình đằng, công lý cho tất cả mọi người” và “Vai trò của các tổ chức nhân quyền quốc gia trong việc ứng phó và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền con người– Hành động cấp quốc gia, khu vực và quốc tế”.

 Phát biểu tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Nhân quyền Quốc gia – bà Trần Cúc cho biết: Kể từ khi thành lập vào năm 2020 cho đến nay, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia đã nhận được sự hỗ trợ của APF và nhiều tổ chức nhân quyền quốc gia. Năm 2022, Chính phủ đã hoàn thành đánh giá 5 công ước về nhân quyền bao gồm: Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR), Công ước Quốc tế về Quyền của Người Khuyết tật (CRPD), Công ước về Quyền trẻ em (CRC) và Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), mời các chuyên gia nhân quyền quốc tế đánh giá tình hình nhân quyền và báo cáo quốc gia của Đài Loan, đồng thời đưa ra các khuyến nghị cụ thể. Đài Loan cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển dân chủ, bình đẳng giới, sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị và hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

 Trong thời gian ở New Dehli lần này, phái đoàn còn tiến hành tọa đàm với chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2014 – nhà hoạt động xã hội Ấn Độ Kailash Satyarthi. Hai bên đã trao đổi ý kiến về tình hình và các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em ở Ấn Độ và Đài Loan, đồng thời đi sâu thảo luận về Quỹ cứu trợ trẻ em và các hoạt động tình nguyện.
 

Đọc nhiều nhất

Tin bài mới