Dưới sự phát động của đồng Chủ tịch “Liên minh Nghị viện về Trung Quốc” (Inter-Parliamentary Alliance on China, IPAC) – ông Miriam Lexmann, ngày 17/1/2022, 41 nghị sĩ thuộc Nghị viện châu Âu đã gửi thư liên danh lên các lãnh đạo cấp cao của Liên minh châu Âu (EU), lên án sự cưỡng ép kinh tế-chính trị của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đối với Lithuania, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu phát biểu rõ ràng để ủng hộ Lithuania và cung cấp mọi sự hỗ trợ cần thiết cho nước này.
Bức thư liên danh chỉ ra rằng các quan chức Trung Quốc đã có hành vi trừng phạt thực tế (de facto) đối với các sản phẩm do Lithuania sản xuất và các sản phẩm có chứa nguyên liệu thô của Lithuania, không những vi phạm các quy tắc của “Tổ chức Thương mại Thế giới” (WTO) và trật tự thương mại quốc tế, mà còn đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của thị trường đơn nhất EU. Bức thư liên danh cũng đề cập rằng đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc áp dụng hành động cưỡng ép đối với quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Các nghị sĩ ký tên vào bức thư liên danh cho biết các quốc gia thành viên quyết định phát triển quan hệ với Đài Loan dựa trên lợi ích quốc gia và các giá trị chung về dân chủ và nhân quyền, không nên vì thế mà phải chịu sự cưỡng ép của quốc gia khác. Quyết định gần đây của Lithuania và Đài Loan về việc thành lập văn phòng đại diện tại mỗi nước không thách thức chính sách một Trung Quốc. Điều này cũng được khẳng định trong báo cáo “Quan hệ chính trị và Hợp tác EU-Đài Loan” (EU-Taiwan Political Relations and Cooperation) được thông qua vào ngày 21/10/2021.
Các nghị sĩ ký tên vào bức thư liên danh nhấn mạnh rằng đối mặt với sự cưỡng ép của Trung Quốc đối với Lithuania và Liên minh châu Âu, Liên minh châu Âu nên thực hiện các biện pháp phòng thủ để tránh Trung Quốc ngông cuồng gây thêm sức ép lên Lithuania hoặc các nước thành viên EU khác.
Bức thư liên danh này đã nhận được sự hưởng ứng từ 5 nhóm đảng chính của Nghị viện châu Âu và các nghị sĩ quan trọng của 18 quốc gia thành viên. Điều này cho thấy việc chống lại sức ép ngang ngược của Trung Quốc đã tạo nên sự đồng thuận giữa các quốc gia và các đảng phái ở châu Âu. Là đối tác hữu nghị, có quan điểm tương đồng với Lithuania, Đài Loan sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác thực chất giữa Đài Loan và Lithuania.