“Chương trình giáo dục thẩm mỹ xuyên lĩnh vực” của Bộ Giáo dục bắt đầu từ năm 2014, luôn cố gắng bồi dưỡng kiến thức thẩm mỹ và học tập đa lĩnh vực cho học sinh, từ việc thiết kế chương trình giảng dạy kết hợp giữa nghệ thuật với các môn học khác nhau giúp học sinh có được sự kết nối giữa thực tiễn cuộc sống với thẩm mỹ thông qua sáng tạo. Ngày 22 tháng 4 là Ngày Trái đất, cùng với việc thế giới ngày càng coi trọng các vấn đề môi trường, tại lớp học còn đưa Các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs) vào thực tiễn giảng dạy, hướng dẫn học sinh tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường với sự sáng tạo, trải nghiệm tầm quan trọng của môi trường tự nhiên.
Khóa học gồm 3 giai đoạn “Rác biển không phải là rác thải: Mời dệt, mời ngồi, mời uống trà” của Trường Tiểu học Đông Cử, huyện Liên Giang lấy cảm hứng từ tác phẩm “Ghế nhựa của hòn đảo” được trưng bày tại Triển lãm nghệ thuật quốc tế Mã Tổ lần thứ nhất, tập trung vào môi trường biển và tái chế tài nguyên, là khóa học phát huy sáng tạo để kết nối toán học, đại dương và các lĩnh vực tổng hợp, qua đó thu hút sự chú ý của học sinh đối với vấn đề rác thải biển.
Học sinh được dẫn đến bờ biển nhặt rác thải biển như lưới, phao đánh cá, đĩa CD hỏng, bìa carton, v.v..., sau khi phân loại sẽ trở thành vật liệu có thể tái sử dụng. Các em trực tiếp tham gia thu thập, thiết kế và chế tạo sản phẩm, mở ra trí tưởng tượng về việc tái chế tài nguyên.
“Mời dệt” là hướng dẫn học sinh nhận biết rác thải biển, kết hợp khái niệm quy luật và chu vi tròn của toán học để dạy kĩ năng quấn vòng và đan xen; “Mời ngồi” là dẫn dắt học sinh thiết kế mẫu dệt, hoàn thành tấm đệm để ngồi hoặc đế lót ly từ rác thải biển; “Mời uống trà” là hoạt động giáo viên và học sinh cùng chia sẻ cảm nghĩ khi sáng tạo sản phẩm và quan sát môi trường, làm thế nào để giảm rác thải biển.
Bộ Giáo dục cho biết, vấn đề môi trường không chỉ là phạm trù khoa học tự nhiên mà còn là hạt nhân quan trọng của lĩnh vực nghệ thuật và thế hệ hiện tại. Thông qua các khóa học này giúp học sinh quan sát, tìm hiểu môi trường tự nhiên, đồng thời biết dùng đôi tay mình để thay đổi thế giới. Những thông tin khóa học bền vững và giáo dục thẩm mỹ được đăng trên trang web https://www.inarts.world/.