Bé trai Mông Cổ Amo bị ngã gãy xương lúc 4 tháng tuổi, sau khi phẫu thuật vẫn không lành hẳn dẫn đến tình trạng hai chân dài ngắn khác nhau. Sau khi được đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hải-Lục-Không quân (TSGH) tình nguyện thăm khám và chẩn đoán là chứng bệnh hiếm gặp về xương, em đã được chuyển đến Đài Loan để chữa trị. Cha em nhìn thấy con trai cuối cùng đã được chữa khỏi, mừng rỡ nói: “Dường như tôi đang mơ”.
Lúc Amo 4 tuổi, em bị ngã từ trên ghế xuống đất, xương chày (xương cẳng chân) và xương mác (xương phụ, song song với xương chày) của chân phải bị gãy. Do bác sĩ Mông Cổ dùng nẹp gỗ để cố định, 5 tháng sau phát hiện thấy chỗ xương gãy không liền lại, bệnh viện Mông Cổ tiến hành phẫu thuật điều trị đóng đinh thép nhưng chỗ đóng đinh bị viêm nhiễm ảnh hưởng đến sự phát triển xương, gây ra tình trạng chân trái và chân phải có độ dài lệch nhau 15cm, buộc em phải dùng nạng mới có thể đi lại được.
Tháng 9 năm nay, đội ngũ y tế của Bệnh viện Đa khoa Hải-Lục-Không quân đã đến thành phố Ulaanbaatar, Mông Cổ tiến hành thăm khám tình nguyện cho người dân nước sở tại. Cha của Amo biết tin đã vượt gần 70km để đưa em đến gặp bác sĩ Đài Loan với hy vọng em sẽ có cơ hội được chữa lành đôi chân.
Bác sĩ Vương Chí Khiêm-bác sĩ điều trị của khoa Xương khớp Trẻ em, Bệnh viện Đa khoa Hải-Lục-Không quân cho biết: Sau khi tiến hành đánh giá, các bác sĩ kết luận Amo mắc “Bệnh khớp giả xương chày”, đây là một bệnh bẩm sinh hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 1/250.000, trẻ em mắc bệnh này nếu không bị gãy xương thì không sao nhưng nếu bị gãy xương thì sẽ xuất hiện tình trạng xương không liền lại.
Về mặt lâm sàng, các bệnh nhân mắc chứng bệnh này dễ bị chẩn đoán nhầm là gãy xương do ngoại lực tác động và được điều trị theo phương pháp thông thường là cố định chỗ xương bị gãy, cuối cùng do không thể chữa lành có khả năng gây ra gãy xương lần nữa, sau nhiều lần phẫu thuật sẽ gây ra các vấn đề như xương bị biến dạng, tình trạng chân ngắn chân dài, khớp xương mắt cá cứng lại và bàn chân bị biến dạng, v.v...
Nguyên nhân gây ra bệnh khớp giả xương chày bẩm sinh đến nay vẫn chưa rõ ràng, những năm gần đây có tài liệu đã chỉ ra chứng bệnh này là do các tế bào xương gãy trong màng xương hoạt động quá mức dẫn đến xương sau khi bị gãy không thể liền lại được. Vì vậy, nhóm y bác sĩ đã tiêm Bisphosphonate để ức chế hoạt động của các tế bào xương gãy rồi mới triển khai điều trị phẫu thuật.
Đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hải-Lục-Không quân sử dụng công nghệ in nổi 3D để in mô hình xương của Amo, không những có ích trong việc giải thích bệnh tình của em, mà còn có thể tiến hành phẫu thuật mô phỏng, đồng thời sử dụng đinh nội tủy co dãn kết hợp với nẹp xương làm từ hợp kim titan để cố định vị trí gãy xương. Làm như vây, khi chỗ xương gãy liền lại sẽ đồng thời giữ được chức năng của tấm nẹp phát triển xương.
Cha bé Amo cảm động cho biết: Sau khi đến Đài Loan điều trị, chỗ xương gãy suốt bao lâu không liền lại nay đã mọc ra, “tôi như đang nằm mơ vậy”, thực sự rất biết ơn các bác sĩ Đài Loan.
Amo nói: Sau khi khỏi bệnh, em muốn thi chạy với các bạn, trước đây Amo từng quyết tâm trở thành kỹ sư sửa chữa máy bay nhưng sau khi đến Đài Loan chữa trị, em đã thay đổi nguyện vọng, mong muốn lớn lên sẽ trở thành một bác sĩ.
Amo năm nay 9 tuổi, phía bệnh viện quyết định sẽ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho em đến năm em 18 tuổi.
Bệnh khớp giả xương chày là một bệnh bẩm sinh hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 1/250.000, trung bình cứ mỗi năm Đài Loan lại phát hiện 1 ca bệnh, ở Mông Cổ, từ 4 đến 5 năm mới xuất hiện một bệnh nhân mới. Các bác sĩ Mông Cổ đều không có kinh nghiệm trong việc điều trị chứng bệnh hiếm gặp này, họ không biết rằng sử dụng biện pháp điều trị gãy xương thông thường không thể giúp xương liền lại được và sẽ gây ra tình trạng chân ngắn, chân dài như Amo gặp phải.
Bác sĩ Vương Chí Khiêm nói: Khi Amo lớn, xương khớp phát triển đến mức tối đa sẽ cần phải phẫu thuật, dự kiến từ giờ cho đến trước năm 18 tuổi, em cần đến Đài Loan từ 4 đến 5 lần, chờ đến khi em ngừng phát triển sẽ bổ sung chỗ khuyết để mang lại cho em một đôi chân khỏe mạnh.
(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)